Lauxanh

Bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học elche

【elche】Bác sĩ cảnh báo nhiễm nấm da trong mùa mưa

Bác sĩ Phạm Ánh Ngân,ácsĩcảnhbáonhiễmnấmdatrongmùamưelche Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3, cho biết nấm là loại sinh vật sống ký sinh vào vật chủ, phát triển tốt ở nhiệt độ nóng ẩm (27-35 độ C). Vào mùa mưa, không khí ẩm, quần áo phơi còn ẩm ướt..., tạo điều kiện thuận lợi cho bệnh nấm phát sinh.

Một số bệnh nấm da thường gặp

Theo bác sĩ Ngân, mùa mưa thường xuất hiện một số bệnh nấm da như sau.

Lang ben: Có hai dạng màu trắng và màu đen, gây ngứa nhiều, đặc biệt khi ra nắng và đổ nhiều mồ hôi.

Nấm hắc lào: Đặc trưng là ngứa vùng bị bệnh, biểu hiện vùng da có vệt màu hơi đỏ, có viền và bờ rõ rệt, trên viền có các mụn nước lấm tấm. Viền nấm có xu hướng ngày càng lan rộng tạo thành nhiều hình vòng cung nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Khi người bệnh ngứa, gãi sẽ làm lây lan ra nhiều vùng hắc lào trên cơ thể mình. Bệnh có thể lây lan qua tiếp xúc như từ thú vật (đặc biệt là thú cưng như chó, mèo), đồ dùng chung như khăn lau, chăn, gối, quần áo,… Vì vậy, cần sử dụng riêng đồ cá nhân để hạn chế lây lan.

Bác sĩ cảnh báo nhiễm nấm da trong mùa mưa - Ảnh 1.

Một bệnh nhân nấm kẽ chân đến khám tại Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM - cơ sở 3

LÊ CẦM

Nấm kẽ: Thường gặp ở người làm các công việc tiếp xúc với nước nhiều như người làm vệ sinh cống rãnh, người nông dân, người buôn bán đồ thủy sản,… Đặc biệt vào mùa mưa, khi phải tiếp xúc với nước bẩn ngập trên đường cũng tăng nguy cơ nhiễm nấm kẽ.

Nấm móng: Khi bị bệnh, móng sẽ mất màu bóng, bị đẩy nhô lên hoặc khuyết vào, mặt móng lỗ chỗ hoặc thành rãnh, dưới rãnh có chất bột vụn. Móng của người bệnh càng ngày càng bị sần sùi, màu vàng hoặc đục. Bệnh có thể lây từ móng này sang móng khác.

Bác sĩ cảnh báo nhiễm nấm da trong mùa mưa - Ảnh 2.

Trời mưa, độ ẩm tăng cao tạo điều kiện cho nấm phát triển

LÊ CẦM

Phòng ngừa nấm da

Bác sĩ Lê Vi Anh, khoa Da liễu - Thẩm mỹ Da, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết mùa mưa là thời điểm gia tăng số ca bệnh liên quan nấm da như nấm kẽ chân, nấm móng... Bệnh có biểu hiện đặc trưng với các đám đỏ da, mụn nước, chảy dịch, bong da, ngứa da. Để điều trị bệnh nấm da, thường sử dụng thuốc kháng nấm, sát khuẩn, dùng thuốc đường bôi nếu bị nhẹ và dùng đường uống nếu bệnh nặng...

Để phòng ngừa nhiễm nấm, bác sĩ Vi Anh khuyến cáo người dân cần chú ý giữ quần áo, giày dép khô ráo, thoáng mát. Sau khi lội nước bẩn, cần vệ sinh tay chân với xà phòng và nước sạch, lau khô thoáng. Mang vớ làm bằng vải tự nhiên hoặc vải khô nhanh hoặc hút ẩm khỏi da. Ngoài ra, hãy nhớ thay vớ hằng ngày và thường xuyên hơn khi bị ướt. 

Khi phát hiện vùng da bị ngứa và xuất hiện các chấm đỏ lây lan hình vòng cung, cần tham khảo ý kiến chuyên gia để có thuốc bôi phù hợp, tránh để lây lan sang vùng da khác trên cơ thể.

Một số bài thuốc trị nấm từ y học cổ truyền

Bác sĩ Ngân chia sẻ, theo y học cổ truyền, một số vị thuốc nam, bắc khi dùng ngoài có công dụng điều trị bệnh nấm như:

Đại hoàng (Rhizoma Rhei) 10 g, giấm 5 ml, rượu 50 ml. Ngâm trong 10 ngày, lấy ra bôi lên vết hắc lào đã rửa sạch.

Muồng trâu (Cassia bracteata L.) dùng ngoài không phụ thuộc liều lượng. Kinh nghiệm dân gian thường dùng lá muồng trâu chữa bệnh hắc lào, ghẻ lỡ. Thường rửa sạch nấu pha nước tắm hoặc ngâm tại vùng có nhiễm nấm, sau đó lau khô. 

Thảo quyết minh (Cassia tora L.) dùng ngoài: Thảo quyết minh 20 g, rượu 40- 50 ml, giấm 5 ml, ngâm trong 10 ngày, bôi lên chỗ nhiễm nấm đã rửa sạch.

Cây kiến cò, hay còn gọi là bạch hạc (Rhinacanthus nasuta L.), nhiều nơi người dân dùng rễ cây kiến cò chữa các bệnh ngoài da như chốc lở, chàm, nấm da,… Dùng rễ tươi hay khô giã nhỏ, ngâm rượu hoặc giấm trong 7-10 ngày, rửa sạch vết hắc lào rồi bôi thuốc lên.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap