Lauxanh

"Chúng tôi không theo đuổi những công nghệ tiên tiến nhất. Foxconn sẽ không cạnh tranh với những côn moto88

【moto88】Foxconn thừa nhận quá muộn để cạnh tranh sản xuất chip tối tân

"Chúng tôi không theo đuổi những công nghệ tiên tiến nhất. Foxconn sẽ không cạnh tranh với những công nghệ tối tân như 3 và 4 nanomet. Chúng tôi tập trung vào những công nghệ chuyên biệt",ừanhậnquámuộnđểcạnhtranhsảnxuấtchiptốitâmoto88 Chiang Shang-Yi, Giám đốc chiến lược của Foxconn, cho biết trong cuộc họp tuần qua.

Chip bán dẫn chuyên biệt thường được dùng trong sản phẩm như ôtô và IoT, được sản xuất trên những quy trình đã hoàn thiện như 28 nm hoặc cũ hơn.

Trong khi đó, TSMC và Samsung đang chạy đua phát triển dòng chip 2-3 nm. Samsung tuyên bố sản xuất hàng loạt chip 2 nm từ 2025, sau khi công ty khởi động dây chuyền 3 nm hồi tháng 6/2022.

"Đã quá muộn để theo đuổi công nghệ 2-3 nm. Chúng tôi đang nỗ lực kiểm soát chuỗi cung ứng, đó là công nghệ chuyên biệt và chưa lỗi thời", ông Chiang nói.

Dây chuyền lắp ráp tại nhà máy của Foxconn ở Thâm Quyến. Ảnh: AFP

Dây chuyền lắp ráp tại nhà máy của Foxconn ở Thâm Quyến. Ảnh: AFP

Foxconn là hãng chế tạo và lắp ráp thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới, phụ trách hàng loạt sản phẩm như iPhone. Tuy nhiên, công ty này những năm qua đang tiến vào thị trường bán dẫn và xe điện.

Chiang nói trọng tâm của xe điện hiện nay là những thiết bị cung cấp năng lượng và chip silicon carbide, loại vật liệu ngày càng được ưa chuộng nhờ hiệu suất cao ở mức điện thế cao thường gặp trên xe điện.

Foxconn ra mắt nguyên mẫu xe điện đầu tiên năm 2021, được chế tạo bởi liên doanh Foxtron giữa hãng và công ty ôtô Yulon Motor. Foxconn hiện chỉ sản xuất lượng nhỏ xe điện, nhưng đặt mục tiêu giành 5% thị trường toàn cầu vào năm 2025.

Nỗ lực xâm nhập thị trường bán dẫn của Foxconn có khởi đầu thách thức, nhất là khi họ phải cạnh tranh với những doanh nghiệp dày dạn kinh nghiệm và sở hữu chuỗi cung ứng sâu rộng.

Foxconn hồi đầu năm rút khỏi liên doanh với tập đoàn đa ngành Vedanta của Ấn Độ. Hai bên trước đó ký thỏa thuận 19,5 tỷ USD với nhiều điều khoản hợp tác, trong đó có thiết lập nhà máy sản xuất chip bán dẫn và màn hình tại Ấn Độ.

Chính quyền bang Karnataka của Ấn Độ hồi tháng 8 nói Foxconn sẽ đầu tư hơn 600 triệu USD cho dự án chế tạo điện thoại, cùng một cơ sở phục vụ thiết bị bán dẫn. "Ấn Độ có thể chiếm 20-30% năng lực sản xuất của Foxconn, tương đương với Trung Quốc", CEO Foxconn Young Liu nói.

Nỗ lực này diễn ra trong bối cảnh Foxconn mở rộng mạng lưới nhà máy, đa dạng hóa nguồn cung. "Chúng tôi đã phối hợp với những nước như Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan. Mọi chuyện đang tiến triển tốt. Foxconn đang tập trung vào toàn bộ chuỗi cung ứng, chúng tôi có lý do chính đáng để làm điều đó", CEO Liu cho hay.

Điệp Anh (Theo CNBC)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap