Cách chế biến bánh ba đậu rất đơn giản nhưng kỳ công ở chỗ giáo (đánh) bột. Gạo làm bánh phải là gạo hạt tròn,ánhbađậunốttrầmcủakýứvegas79 empire nấu cơm rất cứng mới cho ra mẻ bánh dai ngon. Gạo, đậu xanh và đậu nành ngâm qua đêm cho mềm, riêng đậu phộng thì đem rang ngả vàng cánh gián. Có vậy mới cho ra mẻ bánh thơm, màu đẹp. Tất cả đem xay bột rồi chế biến thành bánh.
Muốn bánh thơm ngon thì phải khử dầu, bắc chảo lên bếp cho dầu phộng vào phi thơm hành rồi đổ bột vào, nêm gia vị cho vừa ăn rồi bắt đầu khuấy bột. Khuấy bột nhẹ, đều tay bằng đôi "đũa cái" theo chiều kim đồng hồ tầm 20 phút, khi bột đóng mảng thì bắt đầu kẹp bột. Bột càng đóng mảng, kẹp càng phải nhanh tay, nếu không bánh sẽ vón cục, không mịn và sượng. Giáo liên tục tầm 2 tiếng khi bột chín, dậy mùi thì cho ra nia lót sẵn lá chuối, dàn mỏng bánh tầm 3 cm để qua đêm cho se miếng bánh.
Cắn một miếng ba đậu, người ta lại nhớ về những ngày xưa cũ. Dọc đôi bờ sông Con, xóm nhỏ Thạnh Đức, đất bồi soi màu mỡ trồng đầy đậu phộng. Ngày xưa, nhà nào cũng trồng đậu phộng để ép dầu, để dành làm muối đỗ ăn cơm và làm nhiều món ngon, trong đó có ba đậu. Nguyên thủy món này chỉ có gạo và đậu phộng, lâu dần mọi người thêm đậu xanh, đậu nành cho đẫm vị bùi béo.
"Xưa làm gì có bánh kẹo như bây giờ. Mùng 5, ngày giỗ nhà nào cũng giáo một chảo đậu ba để cúng trước ăn sau, lâu rồi thành nét truyền thống của người Đồng Xuân. Làm bánh này cũng cực lắm, giáo bánh cả tiếng đồng hồ mới chín, người không biết làm giáo bột phồng cả tay", bà Huỳnh Thị Lan (ở H.Đồng Xuân) chia sẻ.
Để thưởng thức trọn vị bánh, nhất định phải có hẹ phi. Thịt heo băm nhuyễn tao qua với hành và hẹ cho thơm. Ba đậu cắt miếng vừa ăn hình con thoi, thoa ít hẹ thêm mắm cay rồi thưởng thức. Cái bùi béo của đậu, bánh mềm dai gọi về một miền ký ức. Những ngày xưa cũ giáo bánh bên bếp củi, xay bột bằng cối đá… làm người ta nhớ da diết.