Lauxanh

Một ngày giữa tháng 9, sau hơn một giờ ngồi trên tàu từ Seoul, ông Lee Jin-ho (85 tuổi) đến được núi bàn bệt

【bàn bệt】Người cao tuổi Hàn Quốc 'nghiện' đi tàu điện ngầm

Một ngày giữa tháng 9,ườicaotuổiHànQuốcnghiệnđitàuđiệnngầbàn bệt sau hơn một giờ ngồi trên tàu từ Seoul, ông Lee Jin-ho (85 tuổi) đến được núi Soyosan, tỉnh Gyeonggi. Ông dành vài phút đi bộ ra ngoài nhà ga để hít thở không khí trong lành, ngắm khung cảnh bình yên, trước khi lên tàu trở về nhà.

Ông Lee là nhà thiết kế nội thất đã nghỉ hưu. Thời gian đầu ông chỉ quanh quẩn trong nhà, thi thoảng ra ngoài gặp bạn bè. nhưng khi Seoul áp dụng chính sách miễn phí vé cho người trên 65 tuổi, ông trở thành khách hàng thân thiết của dịch vụ này.

"Nằm mãi ở nhà cũng chán nên tôi quyết định ra ngoài, thú vị nhất là trải nghiệm các chuyến đi miễn phí", ông nói.

Tuần vài lần, ông Lee bắt đầu hành trình từ sáng sớm và về nhà khi đã quá giờ tan tầm. Người đàn ông 85 tuổi luôn tuân thủ các quy tắc riêng: không đi vào giờ cao điểm, tránh chen chúc, hạn chế đứng trước mặt những người trẻ đang ngồi, tránh gây áp lực phải nhường chỗ.

Ông Lee Jin-ho đội chiếc mũ cói, đi giày trắng và mặc bộ hanbok truyền thống chuẩn bị lên tàu điện ngầm tại ga Seoul hồi tháng 9/2023. Ảnh: Chang W. Lee

Ông Lee Jin-ho đội chiếc mũ cói, đi giày trắng và mặc bộ hanbok truyền thống chuẩn bị lên tàu điện ngầm tại ga Seoul hồi tháng 9/2023. Ảnh:Chang W. Lee

Jeon Jong-duek (85 tuổi) là một giáo sư toán đã nghỉ hưu ở Seoul. Hành trang mỗi lần đi tàu điện ngầm của ông luôn có một cuốn sách về thơ ca Trung Quốc. "Tôi có thể đọc và ngủ gật trên tàu. Từ khi được đi tàu điện miễn phí, không một ngóc ngách nào ở Seoul có đường sắt chạy qua ,mà tôi chưa lui tới", cụ ông nói.

Còn với Park Jae-hong (73 tuổi), người vẫn nhận làm thanh tra xây dựng bán thời gian và theo đuổi nghề người mẫu tại Seoul, lại mô tả đi tàu điện ngầm mang lại cảm giác thiền định và thư giãn.

Những người cao tuổi thường xuyên đi tàu điện ngầm như ông Lee, Jeon hay Park thường được gọi là jigong geosa, mang ý nghĩa là 'tàu điện ngầm miễn phí'. Với những người này, tàu điện ngầm là điểm đến lý tưởng để được vận động, giải tỏa sự cô đơn và có cơ hội ngắm nhìn thế giới bên ngoài.

Ông Park Jae-hong (đeo kính) đang chờ lên tàu ở ga Onyangoncheon, Seoul, tháng 8/2023. Ảnh: Chang W. Lee

Ông Park Jae-hong (đeo kính) đang chờ lên tàu ở ga Onyangoncheon, Seoul, tháng 8/2023. Ảnh:Chang W. Lee

Tuy nhiên, khi các nhà điều hành hệ thống tàu điện ngầm ở Seoul báo cáo lỗ ròng khoảng một nghìn tỷ won mỗi năm kể từ 2020, nhiều chính trị gia thường xuyên đề xuất loại bỏ giá vé miễn phí hoặc tăng độ tuổi đủ điều kiện.

Trong một hội thảo hồi tháng 2, thị trường Seoul Oh Se-hoon cho biết chưa đến 4% cư dân thành phố trên 65 tuổi, khi chính sách được áp dụng cách đây nhiều thập kỷ. Nhưng giờ đây, nhóm tuổi này đã tăng lên 17% và dự báo sẽ đạt 30% vào năm 2035, bởi già hóa dân số gia tăng.

Đáng chú ý, số liệu cho thấy năm 2021 có hơn 257 triệu lượt khách đi tàu điện ngầm miễn phí ở khu vực Seoul, với khoảng 80% trong số họ là công dân từ 65 tuổi trở lên. Điều đó dẫn đến khoản lỗ 378,4 tỷ won.

Shin Seong-il, nhà nghiên cứu tại Viện Seoul, một tổ chức trực thuộc chính quyền đô thị Seoul, cho biết sự thâm hụt trong hoạt động đường sắt đô thị do người cao tuổi được đi miễn phí dự kiến sẽ tăng lên khi đất nước bước vào một xã hội siêu già hóa. Do vậy, việc nâng độ tuổi tối thiểu đủ điều kiện đi tàu điện ngầm miễn phí lên 70 tuổi dự kiến sẽ giúp giảm thiệt hại 25-34%.

Phản bác lại yêu cầu trên, Kim Ho-il, chủ tịch Hội người cao tuổi Hàn Quốc, cho rằng việc hưởng chính sách đãi ngộ với người cao tuổi là hoàn toàn xứng đáng. "Không ai muốn bị già đi. Thay vì đổi chính sách, tại sao chúng ta không nghĩ đất nước có thể tiết kiệm nhiều tiền hơn trong việc chăm sóc sức khỏe bằng cách giúp người lớn tuổi năng động hơn", Kim lập luận.

Một người đàn ông đang chờ tàu điện ngầm tuyến số 1 tại ga Deokjeong ở Yangju, ngoại ô Seoul, tháng 9/2023. Ảnh: Chang W. Lee

Một người đàn ông đang chờ tàu điện ngầm tuyến số 1 tại ga Deokjeong ở Yangju, ngoại ô Seoul, tháng 9/2023. Ảnh:Chang W. Lee

Một buổi chiều tháng 9, tại khu vực chờ tàu ở ga Soyosan, một vài người lớn tuổi đang trò chuyện. Chủ đề của họ xoay quanh các vấn đề lịch sử, kinh tế thị trường, tầm vóc của Hàn Quốc trên thế giới và cả chính sách hưởng lợi khi đi tàu điện ngầm miễn phí.

Là một trong những người bàn tán sôi nổi nhất nhóm, ông Han Kwei (80 tuổi) thừa nhận bản thân sẽ không thể đi tàu điện ngầm nếu nhà nước từ chối hỗ trợ, bởi giá vé cao. "1.500 won (27.000 đồng) cho mỗi lượt đi có thể ít với người trẻ, nhưng với tôi đó là khoản tiền lớn, bởi ở tuổi này tôi vẫn không có tiền tiết kiệm", ông ngậm ngùi.

Từ khi vợ qua đời năm 2022, ông Bae Gi-man (91 tuổi) chỉ quanh quẩn trong nhà, ngại tắm rửa, ăn uống. Nhưng các chuyến đi chơi bằng tàu điện ngầm miễn phí đang thúc đẩy cụ ông 91 tuổi diện áo polo, quần dài và đội mũ lưỡi trai trước khi ra ngoài. Không chỉ một chuyến đi, các lần trải nghiệm trên tàu ngầm đã giúp ông Bae ngủ ngon hơn, tinh thần thoải mái và sức khỏe cải thiện.

Minh Phương(Theo NyTimes, Yonhap)

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap