Báo cáo gửi đến phiên họp Ban Chỉ đạo cải cách hành chính của Chính phủ chiều 14/11,àNộisẽcólộtrìnhtăngthunhậpcánbộcôngchứsoi cau mn UBND TP Hà Nội kiến nghị Chính phủ bổ sung cơ chế, chính sách đãi ngộ phù hợp cho cán bộ, công chức, viên chức trong dự thảo Luật Thủ đô.
Những đề xuất trên được nêu ra trong bối cảnh chính sách cải cách tiền lương triển khai chậm. Việc cải thiện, tăng thu nhập, đảm bảo cho cán bộ, công chức, viên chức Thủ đô yên tâm công tác còn khó khăn, "ít nhiều ảnh hưởng đến tâm lý và chất lượng công việc". Vì vậy, cùng với xây dựng lộ trình tăng thu nhập cán bộ, công chức, UBND thành phố sẽ thực hiện hiệu quả cơ chế khoán kinh phí quản lý hành chính và tự chủ tài chính đơn vị sự nghiệp công lập.
Dự thảo Luật Thủ đô quy định Hà Nội được thu hút nhân tài có năng lực vượt trội, trình độ chuyên môn cao, tài năng đặc biệt trong một số lĩnh vực. Những người này sẽ được hưởng các chế độ đãi ngộ như được xét tuyển, tiếp nhận vào làm công chức, viên chức và hưởng các chế độ, chính sách do HĐND thành phố Hà Nội quy định; được ký hợp đồng vào làm việc hoặc đảm nhiệm chức vụ quản lý, điều hành tại các đơn vị sự nghiệp công lập; được ký hợp đồng để thực hiện một số nhiệm vụ trong các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, giáo dục với chế độ, chính sách đãi ngộ phù hợp.
Thảo luận tổ tại Quốc hội về dự thảo Luật Thủ đô sửa đổi ngày 10/11, GS Hoàng Văn Cường (Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế quốc dân) cho rằng với vị thế của Thủ đô, lương cán bộ tại Hà Nội cần cao hơn nhiều lần nơi khác.
Dự thảo luật đề xuất Hà Nội được chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc các cơ quan, đơn vị và một số cơ quan ngành dọc trung ương đóng trên địa bàn. Tổng mức chi cho nội dung này không vượt quá 0,8 lần quỹ lương cơ bản của cán bộ, công chức, viên chức. Tuy nhiên, theo ông Cường, mức tăng thêm như trên chưa đặc thù, đột phá vì chỉ bằng một số địa phương khác.
"Với quỹ tiền lương được tăng giới hạn 0,8 lần thì từng cá nhân được hưởng không đáng bao nhiêu. Tôi đề nghị trong Luật Thủ đô sửa đổi không giới hạn số chi tăng thêm", đại biểu Hoàng Văn Cường nói.
Tại tham luận hôm nay, UBND TP Hà Nội cho biết sẽ đẩy mạnh cá thể hóa trách nhiệm, nhất là người đứng đầu trong thực thi nhiệm vụ, đổi mới sáng tạo, dám nghĩ, dám làm vì lợi ích chung. Cán bộ, công chức chậm trễ, gây phiền hà sẽ bị xử lý và công khai để ngăn tình trạng né tránh trách nhiệm. Người dám nghĩ, dám làm được khen thưởng.