Lauxanh

Nữ sinh đánh bạn bị đình chỉ học tập 1 n thedo

【thedo】Đình chỉ học tập có đẩy học sinh lang thang, tiếp tục phạm lỗi?

Đình chỉ học tập có đẩy học sinh lang thang,Đìnhchỉhọctậpcóđẩyhọcsinhlangthangtiếptụcphạmlỗ<strong>thedo</strong> tiếp tục phạm lỗi? - Ảnh 1.

Nữ sinh đánh bạn bị đình chỉ học tập 1 năm ở Hậu Giang đã bỏ học

CHỤP MÀN HÌNH

Bị đình chỉ học tập và bỏ học luôn

Mới đây, tại Ninh Thuận, một nữ sinh lớp 7 Trường tiểu học-THCS Ngô Quyền đánh bạn bị buộc nghỉ học 2 tuần. Còn Trường THCS Phan Ngọc Hiển, Cà Mau buộc đình chỉ học tập 1 tuần đối với một nữ sinh lớp 8 đánh bạn trong lớp học; đồng thời khiển trách cả học sinh bị đánh, quay clip và những em đứng xem.

Dưới các bài viết của Báo Thanh Niênvề học sinh bị đình chỉ học tập sau các vụ bạo lực học đường xảy ra, nhiều bạn đọc báo băn khoăn. Bạn đọc Lại Quang Tấn nêu quan điểm: "Hình thức kỷ luật này có thực sự hiệu quả về tính răn đe, giáo dục hay không. Sau khi bị buộc thôi học một tuần, trẻ không theo kịp chương trình thì sao? Ai sẽ chịu trách nhiệm?".

Nhiều bạn đọc hẳn còn nhớ vụ việc xảy ra cách đây ít tháng, vụ việc nữ sinh V.H.Y tại Trường THPT Cây Dương (Hậu Giang) có hành vi đánh bạn, xúc phạm giáo viên bị đình chỉ học tập một năm. Nhưng việc kỷ luật này xem như không còn ý nghĩa vì nữ sinh này đã bỏ học luôn, dù giáo viên chủ nhiệm có đến nhà vận động em đi học lại.

Do đó, dư luận càng có nhiều ý kiến trái chiều về hình thức kỷ luật đình chỉ học tập với học sinh. Bởi trường học như một ngôi nhà thứ hai của học trò. Trẻ bị đình chỉ học tập, buộc tạm dừng học ở trường khác nào đuổi đứa trẻ ra khỏi nhà. Các em sẽ làm gì nếu không đến trường, các em có thể bị dụ dỗ, lôi kéo vào hành vi xấu hơn, việc đình chỉ học tập như thế đâu còn ý nghĩa giáo dục với học sinh?

 Học trò ngỗ nghịch không được đến trường, thì các em đi đâu?

Gần 40 năm trong nghề, thầy Đỗ Trung Lai, cựu giáo viên toán Trường THPT Tân Châu, thị xã Tân Châu, An Giang dù nay đã nghỉ hưu nhưng vẫn nhớ những lần làm công tác chủ nhiệm, gặp những học sinh hiếu động, có những xích mích trong trường lớp. Theo thầy Đỗ Trung Lai, nhà trường luôn có những giải pháp tuyên truyền, ngăn chặn bạo lực trong trường học. Tuy nhiên, tuổi trẻ thường bồng bột. Khi giải quyết mâu thuẫn của học trò, đầu tiên người thầy phải tìm hiểu nguyên nhân dẫn tới các vi phạm kỷ luật của học trò, vì sao trò đánh nhau, vì sao em mắc lỗi…, phân tích ai đúng, ai sai.

"Khi nhà trường đình chỉ học tập một học sinh thì tùy vào nhận thức của cha mẹ học sinh, có người sẽ khuyên răn, dạy dỗ con để con hiểu ra mình sai ở đâu, cần khắc phục lỗi gì. Nhưng còn rất nhiều gia đình cha mẹ các em có hoàn cảnh khó khăn, cha mẹ đi làm xa, hay cha mẹ không còn ở với nhau, cha mẹ bỏ bê con cái… từ đó không có ai nhắc nhở, răn dạy các em. Vậy thì nếu buộc các học trò này nghỉ học, ở nhà không ai quản lý, thì các em sẽ đi đâu, làm gì thời gian đó?", thầy Lai băn khoăn.

Đình chỉ học tập có đẩy học sinh lang thang, tiếp tục phạm lỗi? - Ảnh 2.

Nữ sinh đánh bạn ở Cà Mau bị đình chỉ học tập 1 tuần

CHỤP MÀN HÌNH

Giáo viên toán có gần 40 năm đứng trên bục giảng cho biết cách kỷ luật có tình có lý là vẫn cho học sinh đến trường, dù không được vào lớp học cùng với các bạn nhưng em học sinh vi phạm vẫn được vào thư viện, vào phòng tự học. Các em được đọc sách, được viết ra những tâm tư, suy nghĩ của mình, vì sao em phạm lỗi, những tâm tư, mong muốn của em ra sao. Cái khó của người thầy là hiểu được tâm tư, tình cảm của học trò. Muốn dạy được trò giỏi thì phải hiểu các em. Hay người thầy cho các em đọc các cuốn sách hay, để các em viết ra những bài học mình rút ra được từ trong đó; trò chuyện thêm với các em.

Theo thầy Lai, ngành giáo dục hiện nay đang xây dựng trường học hạnh phúc, quan tâm đến cảm xúc của học trò. Cách phạt như vậy có thể khiến học trò không mặc cảm, tự ti trước bạn bè, thầy cô và cảm hóa được các em...

Đình chỉ học tập, về pháp lý thì không sai, nhưng…

Thạc sĩ Phạm Thanh Tuấn, giáo viên môn giáo dục công dân Trường THCS-THPT Diên Hồng, Q.10 (TP.HCM), thành viên hội đồng bộ môn giáo dục công dân Sở GD-ĐT TP.HCM, cho biết khi học sinh vi phạm kỷ luật, hội đồng kỷ luật nhà trường sẽ xem xét, có thể kỷ luật học sinh. Ở mức cao nhất có thể đình chỉ học tập học sinh có thời hạn, điều này làm đúng theo thông tư hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.

"Về pháp lý thì cách kỷ luật trên không sai. Nhưng nếu học sinh không đến trường trong 1 tuần, 2 tuần, 1 năm… thì các em bị mất kiến thức. Ai sẽ quản lý các em? Nếu cha mẹ còn bươn chải với cuộc sống, không ai quản lý, các em không đi học, không được tiếp xúc với thầy cô, bạn bè thì có thể bị lôi kéo, rơi vào tệ nạn xã hội, mặc cảm tự ti…, những cái không tốt lại càng chồng chất thêm. Vậy là không những không cảm hóa được học sinh mà khiến cho tình trạng của em đó tiêu cực thêm", thạc sĩ Tuấn nói.

Đình chỉ học tập có đẩy học sinh lang thang, tiếp tục phạm lỗi? - Ảnh 3.

Học sinh Trường THPT Bùi Thị Xuân, Q.1, TP.HCM bị phạt bằng cách vào thư viện đọc sách

TÂM NGUYỄN

Theo thạc sĩ Tuấn, cần những hướng xử lý có lý và có tình, mang tính nhân văn hơn. Như cho học sinh được giáo dục, tuyên truyền, nhắc nhở 1 lần, 2 lần, 3 lần trước khi kỷ luật. Với học sinh phạm lỗi, có thể cho các em đến trường đọc những cuốn sách liên quan đến hành vi của các em, ghi lại những bài học và cảm nhận.

"Nếu bạn nào đánh bạn, có thể cho bạn đó đọc những cuốn sách tình yêu thương con người. Nếu xả rác trong sân trường thì cho các em đi trồng cây, chăm sóc cây xanh. Với những học sinh vi phạm kỷ luật quá nghiêm trọng buộc phải đình chỉ học tập có thời hạn thì như cách làm ở một số đơn vị hiện nay tại TP.HCM đang áp dụng, học sinh đó vẫn được đến trường. Dù không được lên lớp học cùng các bạn, học sinh đó vẫn được ngồi ở phòng giám thị, mượn sách tập của bạn bè để ôn bài. Hoặc học sinh đó được trò chuyện, tư vấn tâm lý với chuyên viên tâm lý nhà trường, được tham gia các công việc trong trường học phù hợp với khả năng của các em như sắp xếp lại sách trong thư viện, trồng và chăm sóc cây xanh trong trường… Theo tôi, đó là những cách kỷ luật nhân văn, có thể cảm hóa được các học trò", thạc sĩ Tuấn nhìn nhận.

Thông tư của Bộ GD-ĐT quy định gì về việc đình chỉ học tập học sinh?

Khoản 2, Điều 38 Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT Điều lệ trường THCS, THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học (có hiệu lực từ ngày 1.11.2020) quy định học sinh vi phạm khuyết điểm trong quá trình học tập, rèn luyện được giáo dục hoặc xử lý kỷ luật theo các hình thức sau đây:

  • Nhắc nhở, hỗ trợ, giúp đỡ trực tiếp để học sinh khắc phục khuyết điểm;
  • Khiển trách, thông báo với cha mẹ học sinh nhằm phối hợp giúp đỡ học sinh khắc phục khuyết điểm;
  • Tạm dừng học ở trường có thời hạn và thực hiện các biện pháp giáo dục khác theo quy định của Bộ GD-ĐT.


Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap