"Lần đầu tiên trong lịch sử Mỹ,ÔngMedvedevChủtịchHạviệnMỹmấtchứcvìtìnhyêuvớhentai boa Chủ tịch Hạ viện bị bãi nhiệm. Điều này chính xác là do tình yêu của ông ấy đối với chính quyền ở Kiev và những thỏa hiệp ngân sách để tài trợ cho Ukraine", ông Dmitry Medvedev đăng trên Telegram ngày 4/10.
Hạ viện Mỹ hôm 3/10 bỏ phiếu bãi nhiệm ông Kevin McCarthy theo đề xuất từ hạ nghị sĩ Matt Gaetz. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử Hạ viện Mỹ ủng hộ một nghị quyết bãi nhiệm Chủ tịch.
"Ông ấy nên tự hào về điều này. Có hai lựa chọn là giải quyết nhiều vấn đề nội bộ của Mỹ và tiếp tục tài trợ cho những kẻ theo chủ nghĩa phát xít mới, cuối cùng, ông ấy chọn phương án thứ hai", ông Medvedev nói một cách mỉa mai.
Phó chủ tịch Hội đồng An ninh Nga nhắc lại tuyên bố mới đây của người phát ngôn Nhà Trắng John Kirby rằng Mỹ chỉ còn đủ tiền tài trợ cho Ukraine thêm hai tháng.
Hạ viện Mỹ hôm 30/9 thông qua dự luật cấp ngân sách cho chính phủ Mỹ hoạt động thêm 45 ngày. Luật này không có những khoản cắt giảm chi tiêu sâu và chính sách biên giới mà Gaetz và phe cực hữu yêu cầu. Gaetz còn cáo buộc McCarthy đánh lừa đảng viên Cộng hòa, che giấu họ việc ông đã đạt "thỏa thuận bí mật" với đảng Dân chủ để không nhắc đến viện trợ Ukraine trong luật này mà sẽ ra dự luật về vấn đề này sau.
Gaetz muốn vấn đề viện trợ cho Ukraine bị loại bỏ hoàn toàn, thay vào đó sử dụng tiền để đối phó nạn nhập cư phi pháp. Gaetz yêu cầu McCarthy giải thích, song McCarthy phủ nhận cáo buộc "đi đêm" với phe Dân chủ.
Nghị sĩ Cộng hòa Patrick McHenry hiện là lãnh đạo tạm thời của Hạ viện. Nhiều nghị sĩ Cộng hòa nói họ định họp vào ngày 10/10 để tìm người kế nhiệm ông McCarthy và việc bỏ phiếu có thể diễn ra ngày 11/10.
Mỹ là quốc gia ủng hộ Ukraine nhiều nhất, dẫn đầu nỗ lực viện trợ của các đồng minh sau khi xung đột giữa quốc gia Đông Âu và Nga nổ ra hồi tháng 2/2022.
Quốc hội Mỹ tới nay phê duyệt 110 tỷ USD viện trợ cho Ukraine, trong đó có 49,6 tỷ USD viện trợ quân sự, 28,5 tỷ USD viện trợ kinh tế, 13,2 tỷ USD hỗ trợ nhân đạo và 18,4 tỷ USD để tăng cường năng lực công nghiệp quốc phòng của Mỹ nhằm duy trì nguồn cung vũ khí cho Ukraine.
Tổng thống Biden hôm 4/10 thừa nhận ông lo ngại nguồn viện trợ dành cho Ukraine có thể bị gián đoạn vì bất ổn chính trường Mỹ. Tuyên bố này của Tổng thống Mỹ được đánh giá có giọng điệu thay đổi so với trước đây, khi ông Biden nói với các đồng minh rằng khoản viện trợ mới dành cho Ukraine sẽ được thông qua.
Huyền Lê(Theo TASS, BNN, Hindustan Times)