Một số thương tích phổ biến bao gồm chân tay bị dập nát,ệnthâmcungbísửtrongnhàmáytênlửacủaôngân hàng an bình cắt cụt, điện giật, vết thương ở đầu và mắt và 1 trường hợp tử vong. Các nhân viên của SpaceX cho biết họ đang phải trả giá cho nỗ lực vươn ra không gian với tốc độ chóng mặt của tỉ phú Elon Musk.
600 trường hợp thương tích được báo cáo
Con số 600 trường hợp được Reuters thu thập dựa trên các tài liệu tòa án trong các vụ kiện của công nhân, hồ sơ y tế của nhân viên, yêu cầu bồi thường của gia đình và hồ sơ các cuộc gọi cấp cứu.
Hãng tin còn thu được nhật ký thương tích nội bộ của SpaceX mà công ty đã chuyển cho các thanh tra an toàn liên bang và tiểu bang sau các sự cố an toàn nghiêm trọng. Những tài liệu như vậy hiếm khi được công khai.
Báo cáo của Reuters cũng làm nổi bật vụ tai nạn chết người của ông Lonnie LeBlanc, một nhân viên tại nhà máy SpaceX ở bang Texas (Mỹ).
Vào tháng 6.2014, ông LeBlanc và đồng nghiệp vận chuyển vật liệu xốp cách nhiệt đến kho chứa máy bay chính nhưng không có dây đai để cố định hàng hóa. Giải pháp đặt ra lúc đó là ông LeBlanc sẽ ngồi lên các kiện hàng.
Sau khi chiếc xe tải chạy đi, một cơn gió mạnh đã thổi bay ông LeBlanc và lớp cách nhiệt khỏi xe moóc, khiến ông rơi xuống vỉa hè. Nạn nhân khi đó 38 tuổi, được xác nhận là đã chết tại chỗ vì chấn thương đầu.
Nhiều cựu nhân viên tố cáo SpaceX không đảm bảo an toàn lao động
Sau vụ tai nạn, các cơ quan quản lý Mỹ đã buộc tội SpaceX vì những sai sót an toàn "nghiêm trọng" góp phần gây ra vụ tai nạn. Các thanh tra liên bang của Cơ quan Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp Mỹ (OSHA) sau đó xác định rằng SpaceX đã không bảo vệ nhân viên LeBlanc khỏi một mối nguy hiểm rõ ràng, đồng thời lưu ý đến mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm.
Quy định an toàn quá lỏng lẻo?
Các đồng nghiệp của ông LeBlanc nói với OSHA rằng SpaceX không có dây buộc và không có quy trình hoặc giám sát nào để xử lý những tải trọng đó. SpaceX thừa nhận các vấn đề và cơ quan này đã chỉ thị cho công ty thực hiện 7 cải tiến an toàn cụ thể, bao gồm bổ sung thêm đào tạo và trang bị, theo báo cáo kiểm tra.
Tuy nhiên, đây dường như không phải là vụ tai nạn nghiêm trọng cuối cùng ở SpaceX. Một cuộc điều tra của Reuters cho thấy kể từ cái chết của ông LeBlanc, rất nhiều sơ suất khác đã xảy ra nhưng không được báo cáo.
Vào tháng 1.2022, trong lúc đang làm việc tại nhà máy Hawthorne ở bang California (Mỹ), nhân viên Francisco Cabada đã bị vỡ hộp sọ dẫn đến hôn mê, sau khi một bộ phận của động cơ tên lửa Raptor V2 văng ra trong quá trình thử nghiệm áp suất. Theo tờ Daily Mail, SpaceX chỉ bị phạt 18.000 USD (khoảng 438 triệu đồng theo tỉ giá hiện tại) sau vụ tai nạn.
Các nguồn tin nói với Reuters rằng các nhà quản lý cấp cao tại cơ sở Hawthorne đã nhiều lần được cảnh báo về sự nguy hiểm của việc gấp rút phát triển động cơ, cùng với việc đào tạo nhân viên và kiểm tra các bộ phận không đầy đủ. Tuy nhiên, tất cả đều bị phớt lờ.
Vợ của ông Cabada nói với Reuters rằng công ty đã phớt lờ nỗ lực của gia đình nhằm tìm hiểu lý do tại sao ông không được bảo vệ. "Thật tuyệt nếu nhận được cuộc gọi từ ông Elon Musk, nhưng tôi đoán công nhân chỉ là 'thứ dùng một lần' đối với họ thôi".
Công ty tên lửa của ông Musk cũng bị cáo buộc coi thường các quy định và thông lệ tiêu chuẩn về an toàn lao động tại các cơ sở sản xuất trên toàn quốc, khiến các công nhân phải trả giá đắt.
Nhiều người bị nghiêm trọng hoặc bị tàn tật. Hồ sơ bao gồm các báo cáo về hơn 100 công nhân bị vết cắt hoặc vết rách, 29 người bị gãy xương hoặc trật khớp, 17 người có bàn tay hoặc ngón tay bị "đập nát" và 9 người bị chấn thương ở đầu, bao gồm một trường hợp gãy xương sọ, bốn ca chấn động và một vụ chấn thương sọ não.
Ngoài ra, còn có 5 trường hợp bỏng, 5 người bị điện giật, 8 vụ tai nạn dẫn đến đoạn chi, 12 nhân công bị thương liên quan đến nhiều bộ phận cơ thể không xác định và 7 người lao động bị thương ở mắt. Những trường hợp khác tương đối nhỏ, bao gồm hơn 170 báo cáo về tình trạng căng cơ hoặc bong gân.
Các nhân viên hiện tại và trước đây cho biết những vết thương như vậy phản ánh một nơi làm việc hỗn loạn, nơi các nhân viên thường xuyên không được đào tạo bài bản. Ngoài ra, công ty còn thường xuyên bỏ qua các quy trình an toàn cơ bản, chỉ tập trung chạy đua để đáp ứng thời hạn khắt khe của ông Musk cho các sứ mệnh không gian.
Theo hơn chục nhân viên và cựu nhân viên, bao gồm một cựu giám đốc điều hành cấp cao của SpaceX, công ty này có quan điểm là người lao động có trách nhiệm tự bảo vệ mình.
Ông Tom Moline, cựu kỹ sư điện tử hàng không cấp cao của SpaceX, một trong số các nhân viên bị sa thải sau khi đưa ra khiếu nại tại nơi làm việc, cho biết: "Ý tưởng của ông Elon là SpaceX đang thực hiện sứ mệnh lên Sao Hỏa nhanh nhất có thể và cứu nhân loại. Công ty biện minh cho việc loại bỏ bất cứ điều gì có thể cản trở việc đạt được mục tiêu đó, bao gồm an toàn của người lao động".
Hơn 600 vết thương của SpaceX mà Reuters ghi lại chỉ chiếm 1 phần trong tổng số trường hợp không được công bố rộng rãi. OSHA đã yêu cầu các công ty báo cáo tổng số ca thương tích hàng năm kể từ năm 2016, nhưng các cơ sở của SpaceX đã không gửi báo cáo trong hầu hết những năm đó.
SpaceX chưa lên tiếng về thông tin của Reuters.