Công cụ hỗ trợ học tập
Các ứng dụng hỗ trợ giải bài tập của nhiều môn khác nhau,ảibàitậpbằngứngdụngCẩnthậnkhônglợibấtcậphạgiá xe máy honda hôm nay chủ yếu là môn tự nhiên như toán, vật lý, hóa học; một số khác chỉ đáp ứng môn toán.
Anh Phan Minh Hoàng (quản lý dự án tại một công ty phát triển phần mềm) cho biết sau khi người dùng chụp và khoanh vùng đề bài, ứng dụng sẽ tiến hành phân tích hình ảnh, trích xuất thông tin, giải và hiển thị kết quả trong thời gian ngắn.
Lời giải do trí tuệ nhân tạo (AI) đưa ra hoặc được tìm kiếm trong cơ sở dữ liệu có sẵn của ứng dụng. Trường hợp không tìm thấy lời giải cụ thể, ứng dụng sẽ đưa ra cách làm đối với dạng bài tương tự.
Về sự tiện lợi trên, anh Hoàng nói: "Học sinh thường có sẵn điện thoại nên chức năng chụp đề-giải toán giúp các em nhanh chóng nhận được câu trả lời". Từ đây, không ít học sinh xem những ứng dụng này là công cụ hỗ trợ làm bài.
Khi còn học THCS, Nguyễn Như Thịnh (học sinh lớp 10, Trường THPT Ngã Năm, Sóc Trăng) đã dùng một số ứng dụng như Dicamon, QANDA… đối với bài tập vận dụng cao hoặc quên cách giải. Nhờ đó, Thịnh rút ra được phương pháp cũng như giảm áp lực hoàn thành bài vở.
Còn Viên Ngọc Thuyên (học sinh lớp 12, Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM), sau khi suy nghĩ khoảng 30 phút và hỏi bạn bè mới tìm đến ứng dụng để giải quyết bài khó mà không cần chờ đến tiết sau. Thuyên cho biết việc sử dụng công cụ này chiếm 30-40% quá trình học toán của em.
Cùng trường Thuyên, Trần Phương Uyên (học sinh lớp 12) dùng ứng dụng để đối chiếu đáp án trắc nghiệm sau khi tự giải.
Anh Trịnh Đại Hoàng Long (giảng dạy tại Trung tâm Vương Ngọc, Q.Bình Tân, TP.HCM) nhận thấy cái hay ở những ứng dụng là khả năng cho đáp án nhanh, hầu như bài nào cũng giải được, với chất lượng lời giải tương đối tốt.
Cách giải tắt, 'cao siêu'
Thực tế cho thấy vẫn có trường hợp lời giải không như mong muốn. Như Thịnh là một ví dụ. Thịnh cho hay phải đợi lời giải chi tiết khá lâu đối với đề bài dài hoặc lạ, có trường hợp không tìm được lời giải. Một số bài giải tắt nên nam sinh đọc đi đọc lại vẫn không hiểu hoặc áp dụng cách "cao siêu", không phù hợp với trình độ hiện tại của học sinh khiến giáo viên thắc mắc.
Thầy Phạm Điền Khoa (giáo viên vật lý, Trường THPT Trần Khai Nguyên, Q.5, TP.HCM) thì không đánh giá cao cách làm chỉ áp dụng công thức mà chưa chú trọng lập luận. Về độ tin cậy, thầy Khoa cho rằng các lời giải qua ứng dụng đáp ứng khoảng 80%.
"Con dao hai lưỡi" cho tư duy học sinh
Việc lệ thuộc vào ứng dụng sẽ khiến những môn học cần tư duy logic trở thành môn chụp-chép "máy móc" và học sinh không thực sự hiểu bài.
Như Thịnh kể một số bạn trong lớp cho biết đôi khi tra cứu lời giải và chép lại đáp án theo kiểu cho có. Kết quả là điểm bài tập thì cao mà điểm kiểm tra lại thấp.
Với bài trắc nghiệm, V.P.L (học sinh lớp 11 một trường THPT tại Hà Nội) cho rằng các bạn trong lớp chỉ quan tâm đáp án mà bỏ qua lời giải. Còn L. đôi khi cũng "chép đáp án từ ứng dụng và nộp trước" rồi hiểu sau.
Qua những trường hợp trên, thầy Điền Khoa nhận thấy các ứng dụng là công cụ để học sinh chủ động tìm lời giải cho bài tập khó, nhưng nếu dùng sai cách, học sinh sẽ trông chờ sự trợ giúp như một phản xạ vô điều kiện.
"Ứng dụng có thể giải quyết các bài cụ thể, nhưng không phải lúc nào cũng giúp học sinh phát triển khả năng tự học hay tư duy logic nếu học sinh lạm dụng", anh Minh Hoàng nói thêm.
Dùng đúng cách sẽ "có lãi"
Theo anh Hoàng, học sinh dùng ứng dụng sai cách sẽ ảnh hưởng đến tư duy song nếu dùng đúng thì sẽ "có lãi". Nếu xem ứng dụng như một nguồn tài liệu tham khảo đối với bài khó hoặc không chắc chắn cách làm, học sinh sẽ học hỏi và nâng cao khả năng giải bài tập.
Đồng quan điểm, anh Hoàng Long không phản đối việc dùng ứng dụng nhưng học sinh cần được định hướng đúng. Cụ thể, học sinh không chỉ chép cho xong mà phải tự ngẫm nghĩ lời giải, cần thiết thì tắt ứng dụng để giải lại.
Ngoài ra, anh Long đề xuất học sinh nâng cao kỹ năng đọc và phân tích đề - bước đầu tiếp cận bài tập tự nhiên trước khi nhờ đến ứng dụng.
"Sẽ không hiệu quả nếu học sinh vội tìm kiếm lời giải khi chưa phân tích rõ đề bài và xác định vấn đề. Học sinh chỉ nên dùng ứng dụng nếu đã xâu chuỗi dữ kiện và tìm ra mấu chốt của bài, chỉ còn khó khăn cuối cùng là chưa vận dụng được kiến thức sẵn có để giải quyết", anh Long nói.
Về phần mình, để kiểm tra độ hiểu bài của học sinh, anh Long có thể yêu cầu học sinh giải thích cách làm ở một số bước. Còn thầy Điền Khoa sẽ linh hoạt thay đổi câu hỏi, dữ kiện trong các bài tập nhằm kiểm tra học sinh có "chép rập khuôn" theo ứng dụng hay không.