Cháu hay tin về Hội thảo nghiên cứu Taylor Swift (Swiftposium) sắp được các trường đại học hàng đầu Australia đồng tổ chức vào đầu năm sau. Chuỗi sự kiện này sẽ thảo luận về ảnh hưởng của nữ ca sĩ đến tâm lý xã hội,ôixấumộtbộđội hình đội tuyển bóng đá quốc gia qatar gặp đội tuyển ecuador công nghiệp sáng tạo, chủng tộc và giai tầng, thậm chí là cảnh quan đô thị... ở cấp độ toàn cầu.
Khai thác sự cuốn hút của một hiện tượng văn hóa hoặc một sự kiện quá khứ nhằm giải thích, truyền tải các thông điệp quan trọng về văn hóa, lịch sử, kinh tế... là cách làm đã phổ biến của các loại hình văn hóa nghệ thuật cũng như phương tiện truyền thông đại chúng.
Ai tận dụng tốt sự cuốn hút đó sẽ đồng thời là người kiểm soát được thông điệp đằng sau. Trong phạm vi giảng đường của mình, tôi không khó nhận thấy có những sinh viên nhớ lịch sử cung điện, nghi lễ, thời trang của Trung Quốc, Hàn Quốc nhiều hơn của Việt Nam, nhờ tiếp xúc thường xuyên với các phim truyền hình cổ trang công phu của họ. Công chúng có thể gặp khó khăn khi nhớ về chính sử nhưng lại thành thạo "lịch sử trên màn ảnh".
Vì vậy, nhiều chính phủ thấy có trách nhiệm thẩm định các bộ phim có yếu tố lịch sử như một phần của việc gìn giữ và phát triển hình ảnh quốc gia và truyền thống văn hóa trong nhận thức của người dân. Việc thẩm định nhằm thực hiện nhiệm vụ kép: vừa đảm bảo tính đúng đắn của thông điệp xã hội, vừa không cản trở tự do sáng tạo để tác phẩm cuốn hút nhất có thể. Đi thăng bằng giữa hai nhiệm vụ đôi lúc có sự khác biệt này trở thành trung tâm của các thảo luận về quản lý nhà nước với công nghiệp văn hóa đại chúng.
Trong trường hợp bộ phim gây tranh cãi Đất rừng phương Nam, theo tôi, Hội đồng thẩm định phim đã làm đúng quy trình duyệt thông qua với một bộ phim hư cấu. Còn sự hư cấu đó có thành công về mặt nghệ thuật điện ảnh hay không là do người xem phim trực tiếp quyết định.
Việc khen chê một bộ phim là hoàn toàn bình thường và lành mạnh. Điều gây bất ngờ cho tôi là sự việc tiếp tục được nêu ra trên diễn đàn Quốc hội; với những ý kiến cho rằng "cần xử lý nếu có biểu hiện bôi nhọ, bêu xấu" bộ phim Đất rừng phương Nam. Yêu cầu xử lý này không cần thiết, và có thể dẫn đến những quyết định vội vã, phiến diện, nếu chẳng may, nó thực sự được thực thi.
Nếu cho rằng cần phải ủng hộ sản phẩm nội địa, thì tức là phim Việt đã thua ngay trên sân nhà. Vì khác với các hàng hóa tiêu dùng khác, sản phẩm điện ảnh rất khó để kêu gọi ủng hộ theo kiểu "người Việt dùng hàng Việt".
Hiện tượng này cũng không thể bị đánh đồng với tình trạng bắt nạt, xúc phạm (nếu có) như sự việc xảy ra với cô hoa hậu nào đó. Xuất bản, phát hành một tác phẩm, một bộ phim nghĩa là đã trao quyền quyết định số phận của nó cho công chúng. Tác giả, nhà sản xuất, dù với nhân danh gì, cũng không nên trừng mắt canh gác với thái độ "ai cho mày chê con tao xấu".
Nhà quản lý cũng không cần can thiệp vào tâm tình của công chúng. Ví như thanh tra thị trường chỉ cần đảm bảo nhà hàng bày bán các món ăn đảm bảo yêu cầu về an toàn thực phẩm chứ không có chức trách kiểm tra xem ai chê bai món đó ngon hay dở.
Bộ phim Đất rừng phương Namcòn một số nhược điểm, nhưng nó đã khơi dậy nhu cầu tìm hiểu về lịch sử Nam Bộ giai đoạn tiền kháng chiến với đa dạng hội nhóm yêu nước. Thay vì mắc kẹt trong tranh cãi và mưu toan xử lý những kẻ "nói điều trái tai", nhà quản lý có thể tiếp nối sự hứng khởi ban đầu ấy bằng chuỗi các sự kiện nhằm đảm bảo truyền tải thông điệp văn hóa triệt để nhất: quảng bá thêm các tác phẩm cùng chủ đề, tổ chức talkshow cùng chuyên gia để làm rõ chi tiết lịch sử, lên kế hoạch làm truyện tranh và phim hoạt hình về các hội nhóm trong lịch sử... Nguồn lực của ngành văn hóa là để lan tỏa chứ không phải để phán xét.
Công chúng trưởng thành là một tiền đề để có nền nghệ thuật lớn mạnh. Tôn trọng quyền tự do ngôn luận trong việc đánh giá, thưởng thức nghệ thuật cũng quan trọng không kém sự tôn trọng quyền tự do sáng tác của nghệ sĩ. Mọi vi phạm khác, nếu có, sẽ được điều chỉnh bằng pháp luật.
Lang Minh