Lauxanh

Những ngày đầu tháng 11, trên công trường xây cầu Long Đại bắc qua sông Tắc, TP Thủ Đức, các nhà thầ nổ hũ chinese new year

【nổ hũ chinese new year】Loạt cầu ở TP HCM tăng tốc thi công sau khi có mặt bằng

Những ngày đầu tháng 11,ạtcầuởTPHCMtăngtốcthicôngsaukhicómặtbằnổ hũ chinese new year trên công trường xây cầu Long Đại bắc qua sông Tắc, TP Thủ Đức, các nhà thầu đang hoàn tất các hạng mục cuối. Mặt cầu và đường dẫn hiện đã được thảm nhựa, lát gạch lề bộ hành, chuẩn bị lắp đặt hệ thống chiếu sáng, biển báo, sơn kẻ mặt đường... Dự kiến, công trình sẽ đưa vào khai thác trong tháng 12.

Dù chưa thông xe nhưng một số người dân địa phương gần đây đã lách rào chắn qua cầu, bởi quãng đường này giúp họ không phải chạy vòng đến cầu Trường Phước cách đó gần 10 km. "Bà con mong ngóng từng ngày công trình hoàn thành để đi lại đỡ vất vả, thuận tiện buôn bán, kinh doanh", bà Bùi Hà, 55 tuổi, ngụ phường Long Bình nói.

Công trình cầu Long Đại trước một tháng thông xe, ngày 7/11. Ảnh: Quỳnh Trần

Công trình cầu Long Đại trước một tháng thông xe, ngày 7/11. Ảnh: Quỳnh Trần

Cầu Long Đại có tổng chiều dài 765 m, rộng 14 m, kinh phí đầu tư gần 354 tỷ đồng từ ngân sách. Dự án khởi công tháng 3/2017, nhưng sau hai năm phải dừng do vướng mặt bằng. Đến cuối năm ngoái, công trình mới được khởi động lại sau khi các hộ đồng thuận bàn giao.

Theo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực TP Thủ Đức (chủ đầu tư), cầu Long Đại đã hoàn thành khoảng 98%, còn một số hạng mục nhỏ đang hoàn thiện để chuẩn bị phương án tổ chức giao thông và cho thông xe vào tháng tới. Khi đó, hai bờ sông Tắc giữa phường Long Bình, Long Phước được nối liền, giúp người dân đi lại thuận lợi, giảm ùn tắc đường Nguyễn Xiển và khu vực xung quanh.

Cách đó hơn 8 km, cầu Nam Lý trên đường Đỗ Xuân Hợp, vốn gần 920 tỷ đồng cũng đang tăng tốc thi công sau nửa năm khởi động trở lại. Hơn một tuần trước, một nhánh cầu được hợp long, đánh dấu bước chuyển biển mới trong quá trình triển khai dự án. Trên công trường, khoảng 60 kỹ sư, công nhân, cùng hàng chục loại máy móc, thiết bị, chia làm 4 mũi thi công các trụ, lắp đặt đà giáo để chuẩn bị thử tải, khoan cọc, lu nền đường... nhằm đẩy nhanh tiến độ.

Nam Lý cũng là cây cầu bị ngưng trệ nhiều năm ở TP HCM do vướng mặt bằng, vừa được khởi động lại từ tháng 3 năm nay. Công trình dài 750 m, bắt đầu thi công từ năm 2016 với kế hoạch hoàn thành sau hai năm. Tuy nhiên, tháng 3/2019 khi đạt 40% khối lượng, dự án phải dừng do vướng 54 hộ, tổ chức. Suốt 4 năm, các nhịp cầu xây xong nằm trơ trọi, vật liệu ngổn ngang, sắt thép hoen gỉ.

Cầu Nam Lý được hợp long nhịp chính, chiều 30/10. Ảnh: Gia Minh

Cầu Nam Lý được hợp long nhịp chính, chiều 30/10. Ảnh: Gia Minh

Ông Lương Minh Phúc, Giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP HCM (TCIP - chủ đầu tư), cho biết sau 6 tháng thi công lại, cầu Nam Lý hiện đạt hơn 66% khối lượng. Công trình dự kiến hoàn thành vào dịp lễ 2/9 năm sau, giúp thay cầu Cống Đập Rạch Chiếc nhỏ hẹp, xuống cấp, đồng thời giảm ùn tắc cho đường Đỗ Xuân Hợp - trục huyết mạch ở khu đông TP HCM.

Cùng với công trình trên, TCIP mới đây khởi động lại dự án cầu Tăng Long trên đường Lã Xuân Oai, cách đó hơn 4 km. Cầu bắc qua rạch Trau Trảu, dài 231 m, gồm hai nhánh, mỗi nhánh rộng 11 m. Công trình này cũng bị "trùm mền" suốt 4 năm qua do nhà thầu không có mặt bằng thi công.

"Các đơn vị đang tập trung di dời hạ tầng kỹ thuật, huy động nhân công, thiết bị để đẩy nhanh tiến độ", ông Phúc nói và cho biết một nhánh cầu Tăng Long sẽ thông xe cuối tháng 3/2024, hoàn thành toàn bộ sau đó một năm. Cầu sẽ tăng kết nối giữa các phường Tăng Nhơn Phú A, Long Trường, Trường Thạnh trên đường Lã Xuân Oai, thuận lợi cho tàu thuyền qua rạch Trau Trảu phía dưới.

Đại diện Ban bồi thường, giải phóng mặt bằng TP Thủ Đức cho biết công tác đền bù tại các dự án trên thời gian qua gặp nhiều khó khăn vì diện tích thu hồi lớn, nhiều hộ đang tranh chấp, chia tài sản, giấy tờ bị thất lạc... Quá trình xác minh nguồn gốc, hiện trạng pháp lý đất mất nhiều thời gian. Ngoài ra, một số trường hợp chưa đồng thuận giá bồi thường khiến đền bù, giải tỏa kéo dài.

Ông Hoàng Tùng, Chủ tịch UBND TP Thủ Đức (áo trắng) cùng đại diện chủ đầu tư khảo sát hiện trạng các cầu bị chậm giải phóng mặt bằng, hồi tháng 10/2022. Ảnh: Gia Minh

Lãnh đạo TP Thủ Đức cùng đại diện chủ đầu tư khảo sát hiện trạng các cầu bị chậm giải phóng mặt bằng, hồi tháng 10/2022. Ảnh: Gia Minh

Chủ tịch UBND TP Thủ Đức Hoàng Tùng nói các dự án chậm trễ ảnh hưởng lớn đời sống người dân cũng như phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn. Do vậy, để đẩy nhanh tiến độ giao mặt bằng cho chủ đầu tư, địa phương vận dụng cơ chế tốt nhất nhằm tính bồi thường sát với thị trường. Việc này tạo đồng thuận cũng như giúp người dân sớm ổn định sau khi giao đất cho các công trình.

Về phía chủ đầu tư, ông Lương Minh Phúc cũng cho biết áp lực lớn nhất đối với các dự án giao thông ở thành phố là mặt bằng. Yếu tố này quyết định hơn 50% khả năng hoàn thành đúng tiến độ các công trình. Thực tế nhiều dự án sau khi được giao đất, chỉ 12-15 tháng sẽ xây xong, thậm chí có những công trình vượt tiến độ như cầu Long Kiểng.

Ngoài các dự án tại Thủ Đức, ở phía nam thành phố các cầu Phước Long, Rạch Đỉa nối quận 7 với huyện Nhà Bè cũng đang được ngành giao thông đẩy nhanh tiến độ để hoàn thành cuối năm sau. Trong đó, cầu Phước Long bắc qua rạch Phú Xuân dài gần 400 m, vốn đầu tư 748 tỷ đồng, sau hơn hai năm tạm ngưng do vướng mặt bằng đang thi công đồng loạt trở lại.

Cùng việc "hồi sinh" các dự án trên, từ đầu năm đến nay TP HCM đưa vào khai thác hai cây cầu quan trọng gồm Long Kiểng (huyện Nhà Bè), Vàm Sát 2 (Cần Giờ) sau nhiều năm ngưng trệ. Thành phố cũng khởi công ba dự án trọng điểm là Vành đai 3, đường nối Trần Quốc Hoàn - Cộng Hoà, mở rộng quốc lộ 50. Đây đều là các trục đường huyết mạch giúp khơi thông cửa ngõ, tăng liên kết vùng.

Gia Minh

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2025. sitemap