10 nghệ nhân của làng nghề đúc đồng Phước Kiều (TX.Điện Bàn,ìnhdiễnđúccồngchiêngÊđêvioedu Quảng Nam) được mời tham gia trình diễn đã thực hiện quy trình từ nung chảy đồng nguyên liệu, đổ khuôn, đến khi gò chỉnh, thẩm âm thành một bộ chiêng K’nah hoàn chỉnh của đồng bào dân tộc Ê đê (ảnh). Theo ông Đặng Gia Duẩn, Phó giám đốc Sở VH-TT-DL Đắk Lắk, đến nay cả vùng Tây nguyên chưa có nghệ nhân hoặc cơ sở nghề nào biết đúc chiêng và truyền nghề đúc chiêng; các dân tộc trên địa bàn đều phải tìm đặt mua chiêng ở nơi khác, trong đó có làng nghề Phước Kiều.“Việc trình diễn đúc cồng chiêng góp phần tăng cường giới thiệu, quảng bá đến nhân dân, du khách trong nước và quốc tế về không gian văn hóa cồng chiêng Tây nguyên; cũng như nguồn gốc, giá trị của những bộ chiêng quý, đã trở thành di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại”, ông Duẩn nói.